Thừa phát lại Quận 10 đang tổ chức thi hành án |
(Hoailegal)-Từ thành công tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư pháp đã quyết định thí điểm mở rộng mô hình thừa phát lại (tạm hiểu là báo tin và thi hành các quyết định của tòa án) tại 12 tỉnh, thành phố khác gồm Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, bắt đầu từ quý IV-2013. Đây là chế định mang tính dịch vụ, nếu làm tốt sẽ tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh giữa Nhà nước và các cơ sở tư nhân trong lĩnh vực thi hành án.
Đáp ứng nhu cầu thực tế
Theo quyết định của Bộ Tư pháp, UBND 12 tỉnh, thành phố nêu trên phải xây dựng đề án thực hiện thí điểm, trình cơ quan này phê duyệt trước ngày 15-7-2013. Đây đều là những địa phương có lượng án xét xử lớn. Số lượng bản án và công văn, giấy tờ liên quan phải triển khai nhiều nhưng lại thiếu cả nhân lực, vật lực. Khi mô hình thừa phát lại ra đời, các cơ sở đăng ký hoạt động sẽ được tống đạt văn bản thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; lập biên bản ghi nhận các sự việc người dân đề nghị; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa theo yêu cầu của đương sự với chế định mang tính dịch vụ. Nếu làm tốt, sự hiện diện của các văn phòng thừa phát lại bên cạnh các cơ quan thi hành án của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân có thêm lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân. Không những thế, việc ra đời của các tổ chức tư trong lĩnh vực này còn giúp đáp ứng nhu cầu giải quyết nhanh, kịp thời công tác thi hành án, góp phần hạn chế tiêu cực. Tuy nhiên, từ thực tiễn thí điểm tại TP Hồ Chí Minh, xây dựng chế định thừa phát lại như thế nào để thu hút các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này là một vấn đề cần nghiên cứu thật kỹ.
Đáp ứng nhu cầu thực tế
Theo quyết định của Bộ Tư pháp, UBND 12 tỉnh, thành phố nêu trên phải xây dựng đề án thực hiện thí điểm, trình cơ quan này phê duyệt trước ngày 15-7-2013. Đây đều là những địa phương có lượng án xét xử lớn. Số lượng bản án và công văn, giấy tờ liên quan phải triển khai nhiều nhưng lại thiếu cả nhân lực, vật lực. Khi mô hình thừa phát lại ra đời, các cơ sở đăng ký hoạt động sẽ được tống đạt văn bản thi hành án, xác minh điều kiện thi hành án; lập biên bản ghi nhận các sự việc người dân đề nghị; trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định của tòa theo yêu cầu của đương sự với chế định mang tính dịch vụ. Nếu làm tốt, sự hiện diện của các văn phòng thừa phát lại bên cạnh các cơ quan thi hành án của Nhà nước sẽ tạo điều kiện để người dân có thêm lựa chọn phù hợp với năng lực, điều kiện của cá nhân. Không những thế, việc ra đời của các tổ chức tư trong lĩnh vực này còn giúp đáp ứng nhu cầu giải quyết nhanh, kịp thời công tác thi hành án, góp phần hạn chế tiêu cực. Tuy nhiên, từ thực tiễn thí điểm tại TP Hồ Chí Minh, xây dựng chế định thừa phát lại như thế nào để thu hút các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này là một vấn đề cần nghiên cứu thật kỹ.
Nhân viên Văn phòng Thừa phát lại quận 1 (TP Hồ Chí Minh). |
Nỗi khổ không phải cơ quan nhà nước
Đại diện Văn phòng Thừa phát lại quận 10 (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, thời gian qua văn phòng đã tống đạt hàng chục nghìn văn bản của tòa án và cơ quan thi hành án đến đương sự. Tuy nhiên, quá trình triển khai nảy sinh không ít bất cập. Theo quy định, văn phòng thừa phát lại có 3 ngày để thực hiện tống đạt văn bản. Nhưng không ít tống đạt quá hạn, khiến khách hàng kêu ca, phàn nàn chỉ bởi phải chờ xác minh về con người, nhân thân từ cảnh sát khu vực, xin dấu của UBND phường với trình tự thủ tục rất rườm rà. Thậm chí có hợp đồng phải qua thủ tục hành chính với 8 chữ ký và 3 con dấu. Khó khăn của Văn phòng Thừa phát lại quận 10 cũng là nỗi khổ của nhiều văn phòng khác. Nhiều ý kiến cho rằng, chung quy cũng chỉ vì thừa phát lại hoạt động với danh nghĩa tư nhân nên chưa được tạo điều kiện tối đa. Từng có văn phòng khi xác minh thông tin liên quan đến nhà đất của người phải thi hành án, phải trả một khoản phí cho một số phòng TN&MT cũng bởi lý do "thừa phát lại không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Một số nơi không đòi hỏi, cũng không từ chối, chỉ… im lặng khiến văn phòng thừa phát càng bế tắc trong cách giải quyết.
Đối với công tác thi hành án, sự phối hợp của các cơ quan chức năng còn nhiêu khê hơn. Đã xảy ra tình trạng CA từ chối tham gia cưỡng chế kê biên tài sản, không cung cấp thông tin chủ sở hữu phương tiện trong quá trình thi hành án của thừa phát lại. Hay, ngân hàng khước từ cung cấp tình trạng tài khoản của người phải thi hành án...
Thân phận pháp lý không rõ ràng
Từ các khó khăn bộn bề trong khâu xác minh thông tin về tài sản, thi hành án hay tống đạt giấy tờ chậm được giải quyết, các văn phòng thừa phát lại không quá mặn mà với hoạt động này. Nhiều cơ sở chỉ muốn lập biên bản ghi nhận sự việc người dân cần xác nhận (lập vi bằng) để làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Nhưng xung quanh chuyện triển khai cũng có không ít câu chuyện cười ra nước mắt. Có trường hợp thừa phát lại đi lập vi bằng tại một cuộc ẩu đả, khi lực lượng cảnh sát có mặt, do không hiểu lắm về hoạt động thừa phát lại, đã đưa luôn cả thừa phát lại và đương sự về đồn xử lý. Lại có trường hợp thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận tình trạng một căn nhà đang được sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng. Chủ nhà và những người sống trong căn nhà có tranh chấp nên hai bên mâu thuẫn, thậm chí xung đột. Lúc thừa phát lại đến nơi để ghi nhận thì bị đe dọa, ngăn cản không cho vào.
Bất cập nêu trên càng khẳng định thân phận pháp lý chưa rõ ràng của thừa phát lại, khiến tổ chức này gặp không ít khó khăn. Tại hội nghị lấy ý kiến của các sở, ngành có liên quan về việc tổ chức thí điểm mô hình thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội, đại diện CATP Hà Nội dự báo, trong trường hợp bản án tuyên nhưng đương sự chưa "tâm phục, khẩu phục" thì sẽ rất khó để cho thừa phát lại thực hiện công việc của mình. Do đó, muốn triển khai thành công mô hình này, trước hết cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Đồng thời phải tăng cường tuyên truyền để cán bộ và người dân "làm quen", thích nghi với hoạt động xã hội hóa mang tính chất pháp lý này. Bên cạnh đó, không nên thành lập thừa phát lại một cách "cảm tính", "ồ ạt" mà cần thành lập ở khu vực nội thành - nơi có số lượng vụ việc lớn để vừa thí điểm, vừa rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng. Theo hướng này, các văn phòng thừa phát lại mới có đủ tự tin để bước vững sau thời gian thí điểm.
Đại diện Văn phòng Thừa phát lại quận 10 (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ, thời gian qua văn phòng đã tống đạt hàng chục nghìn văn bản của tòa án và cơ quan thi hành án đến đương sự. Tuy nhiên, quá trình triển khai nảy sinh không ít bất cập. Theo quy định, văn phòng thừa phát lại có 3 ngày để thực hiện tống đạt văn bản. Nhưng không ít tống đạt quá hạn, khiến khách hàng kêu ca, phàn nàn chỉ bởi phải chờ xác minh về con người, nhân thân từ cảnh sát khu vực, xin dấu của UBND phường với trình tự thủ tục rất rườm rà. Thậm chí có hợp đồng phải qua thủ tục hành chính với 8 chữ ký và 3 con dấu. Khó khăn của Văn phòng Thừa phát lại quận 10 cũng là nỗi khổ của nhiều văn phòng khác. Nhiều ý kiến cho rằng, chung quy cũng chỉ vì thừa phát lại hoạt động với danh nghĩa tư nhân nên chưa được tạo điều kiện tối đa. Từng có văn phòng khi xác minh thông tin liên quan đến nhà đất của người phải thi hành án, phải trả một khoản phí cho một số phòng TN&MT cũng bởi lý do "thừa phát lại không phải là cơ quan nhà nước có thẩm quyền". Một số nơi không đòi hỏi, cũng không từ chối, chỉ… im lặng khiến văn phòng thừa phát càng bế tắc trong cách giải quyết.
Đối với công tác thi hành án, sự phối hợp của các cơ quan chức năng còn nhiêu khê hơn. Đã xảy ra tình trạng CA từ chối tham gia cưỡng chế kê biên tài sản, không cung cấp thông tin chủ sở hữu phương tiện trong quá trình thi hành án của thừa phát lại. Hay, ngân hàng khước từ cung cấp tình trạng tài khoản của người phải thi hành án...
Thân phận pháp lý không rõ ràng
Từ các khó khăn bộn bề trong khâu xác minh thông tin về tài sản, thi hành án hay tống đạt giấy tờ chậm được giải quyết, các văn phòng thừa phát lại không quá mặn mà với hoạt động này. Nhiều cơ sở chỉ muốn lập biên bản ghi nhận sự việc người dân cần xác nhận (lập vi bằng) để làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác. Nhưng xung quanh chuyện triển khai cũng có không ít câu chuyện cười ra nước mắt. Có trường hợp thừa phát lại đi lập vi bằng tại một cuộc ẩu đả, khi lực lượng cảnh sát có mặt, do không hiểu lắm về hoạt động thừa phát lại, đã đưa luôn cả thừa phát lại và đương sự về đồn xử lý. Lại có trường hợp thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận tình trạng một căn nhà đang được sửa chữa theo yêu cầu của khách hàng. Chủ nhà và những người sống trong căn nhà có tranh chấp nên hai bên mâu thuẫn, thậm chí xung đột. Lúc thừa phát lại đến nơi để ghi nhận thì bị đe dọa, ngăn cản không cho vào.
Bất cập nêu trên càng khẳng định thân phận pháp lý chưa rõ ràng của thừa phát lại, khiến tổ chức này gặp không ít khó khăn. Tại hội nghị lấy ý kiến của các sở, ngành có liên quan về việc tổ chức thí điểm mô hình thừa phát lại trên địa bàn Hà Nội, đại diện CATP Hà Nội dự báo, trong trường hợp bản án tuyên nhưng đương sự chưa "tâm phục, khẩu phục" thì sẽ rất khó để cho thừa phát lại thực hiện công việc của mình. Do đó, muốn triển khai thành công mô hình này, trước hết cần phải xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Đồng thời phải tăng cường tuyên truyền để cán bộ và người dân "làm quen", thích nghi với hoạt động xã hội hóa mang tính chất pháp lý này. Bên cạnh đó, không nên thành lập thừa phát lại một cách "cảm tính", "ồ ạt" mà cần thành lập ở khu vực nội thành - nơi có số lượng vụ việc lớn để vừa thí điểm, vừa rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng. Theo hướng này, các văn phòng thừa phát lại mới có đủ tự tin để bước vững sau thời gian thí điểm.
0 Nhận xét