Thừa phát lại 24h - Cuộc đời ai cũng có những ước mơ để mà cố gắng, phấn đấu theo đuổi ước mơ ấy. Và tôi cũng vậy! Ước mơ của tôi được hình thành và lớn lên trong những lần chơi trò chơi cùng lũ bạn xóm tôi thưở xa lắc, xa lơ. Ngày ấy, lũ trẻ bọn tôi dăm bảy đứa thường tụ tập với nhau và chơi trò thầy cô giáo. Thuở ấy bọn tôi chơi trò oẳn tù tì và người nào thắng được nhiều lần thì được làm “Quan Bao Công” còn lại những người thua phải làm tội phạm để Quan xét xử. Làm ông Quan trong mắt của những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên là một người oai phong, lẫm liệt và quan trọng lắm; là người thể hiện sự hiểu biết vượt trội và có quyền uy sai bảo, bảo vệ cái tốt, dẹp tan cái xấu trong xã hội, mang lại quyền lợi cho người nghèo….
Thế nên, ai cũng muốn được làm Quan, ai cũng thích làm Quan. Cứ thế tuổi thơ của tôi trôi đi trong vai trò của một “ông Quan” của nhóm bạn cùng xóm. Giấc mơ trở thành một “ dân luật ” trong tâm hồn tôi tự đó, giấc mơ đó bay cao cùng cánh diều bọn tôi thường thả trong những buổi chiều chăn trâu nơi cánh đồng lúa quê hương, giấc mơ ấy nồng nàn trong những câu ca bọn tôi thường ngân nga trong ca khúc ngày đầu tiên đi học, giấc mơ ấy len lỏi vào trong giấc ngủ của tôi hằng đêm.
Khi đã là học sinh rồi đến sinh viên của Trường Đại học Luật , tôi bắt đầu biết nhìn nhận, đánh giá về mọi thứ tôi càng trân trọng hơn cái ước mơ của mình. Tôi biết nghề luật có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Nhưng đến khi gần ra trường, tôi lại phân vân vì có rất nhiều nghề luật mà tôi có thể lựa chọn để học tập và hành nghề: Luật Sư, Thẩm Phán, Kiểm sát Viên, Công Chứng Viên, Đấu Giá Viên, công- viên chức trong bộ máy nhà nước, Thừa Phát Lai,Chấp Hành Viên,..Ban đầu tôi có ý định sau này sẽ cố gắng học để trở thành Thẩm Phán , một chức danh mà gần giống với “ ông Quan” trong trò chơi lúc nhỏ chúng tôi hay chơi.
Tác giả (áo xanh) trong một hoạt động teambuilding của văn phòng |
Tuy nhiên, từ một buổi định hướng nghề nghiệp do nhà Trường tổ chức, trường có giới thiệu về nghề Thừa phát Lại một trong những chức danh bổ trợ tư pháp, một chế định còn rất mới mẻ. Cùng với đó là thầy dạy môn “Xã Hội Học”, thầy dạy môn“ Luật Môi trường”, thầy “ Luật Hình Sự”,.. nói với chúng tôi rằng: “ nghề Thừa Phát Lại tuy mới, nhưng có cơ hội phát triển vì nhà nước muốn “ xã Hội Hóa” các ngành tư pháp nhằm giảm tải cho các cơ quan nhà nước và các thầy có nói nghề Thừa Phát Lại là một nghề có thu nhập tốt, được xã hội coi trọng”.Từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu về Thừa Phát lại, nghề Thừa Phát Lại “là một nghề luật, trong đó Thừa Phát Lại - chức danh bổ trợ tư pháp, do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, các văn phòng tHừa Phát lại hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính và cung cấp các dich vụ pháp lý mang tính chất công: Thi hành án, tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án.Tôi đã tìm hiểu các văn bản luật có liên quan tới Thừa phát lại, cũng như các trang thông tin điện tử về Thừa phát Lại, trong đó có một trang Facebook làm tôi rất ấn tượng đó là trang “ Tìm hiểu THỪA PHÁT LẠI – Tư vấn pháp luật miễn phí ”. Trang facebook này phong cách admin đăng bài rất chuyên nghiệp, bình luận chuyên sâu rất hay, cùng với đó là những bài viết, bài luận liên quan đến hoạt động nghề Thừa Phát Lại có đính lèm hình ảnh, video rất chân thực và môi trường làm việc rất chuyên nghiệp và thân thiện, có những buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động của văn phòng rất sôi động như các hoạt đông thiện nguyện, tổ chức đá bóng gây quỹ cho trẻ em nghèo, tổ chức tiệc nướng ngoài trời để giao lưu,.. . Tôi bắt đầu thích và mong muốn trở thành một thành viên trong Văn phòng Thừa phát Lại đó.
Tôi đã rất ngưỡng mộ và luôn theo dõi mọi bài viết, cũng như các hoạt động được đăng tải trên trang cá nhân của anh Nguyễn Tiến Pháp - Trưởng văn Phòng Thừa Phát lại Thủ Đức, anh là admin trang trang “Tìm hiểu THỪA PHÁT LẠI – Tư vấn pháp luật miễn phí ”. Ngay sau khi trang “ Tìm hiểu THỪA PHÁT LẠI – Tư vấn pháp luật miễn phí ” có tin đăng tuyển nhân viên pháp lý, tôi liền nộp đơn ứng tuyển, dù biết cơ hội của mình trúng tuyển khá thấp, tuy nhiên có cơ hội để làm việc tại văn phòng Thừa Phát Lại mình mong muốn tôi phải biết nắm bắt. Đến lúc phỏng vấn, tôi khá hồi họp, tuy nhiên do tôi có tìm hiểu về thừa Phát Lại nên trả lời phỏng vấn cũng tạm ổn, tôi có ấn tượng với anh Trưởng văn Phòng- Nguyễn Tiến Pháp, mặc dầu có biết đến anh là một người hòa đồng, thân thiện trước đó trên Facebook, anh phỏng vấn rất vui vẻ và thân thiện, không gây áp lực lên cho những ứng viên, anh cho các ứng viên tự giới thiệu về bản thân của mình, sau đó anh trao đổi thêm kiến thức về Thừa Phát lại cho các ứng viên. Buổi phỏng vấn diễn ra giống như một buổi giao lưu, buổi training nghề nghiệp vậy không hề có căng thẳng, áp lực nào.
Trong lúc đang chạy xe ngoài đường thì tôi có cuộc điện thoại gọi đến và thông báo tôi đã trúng tuyển, tôi mừng quýnh lên, thế là mong muốn của tôi đã trở thành hiện thực, tôi tự nhủ kể từ bây giờ phải cố gắng trao dồi kiến thức, cũng như kĩ năng để làm việc thật tốt để đáp lại sự tin tưởng mà văn phòng đã chọn tôi.
Sau hơn ba năm gắn bó với văn phòng,tôi cảm thấy thật tuyệt vì mình đã lựa chọn đúng, tôi cảm thấy yêu nghề thừa Phát lại hơn, và cũng đã học xong lớp “ Đào tạo nghề Thừa Phát lại” tại học viên tư pháp để củng cố them kiến thức, và điều kiện để sau này trở thanh một Thừa phát lại.
Qua những tháng năm công tác tại Văn Phòng Thừa Phát lại Thủ Đức, cùng những kiến thức học được tôi thấy nghề Thừa Phát lại có những đặc điểm khác biệt so với những ngành nghề khác như sau:
Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 07 năm 2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh: “Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”
Thừa phát lại có những đặc điểm sau: Không phải là công chức tư pháp; Không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; Hoạt động không theo thể
chế công vụ; Làm việc theo yêu cầu của khách hàng hay theo đề nghị của Tòa án; Làm việc trong phạm vi trách nhiệm pháp luật quy định.
Tóm lại, Thừa phát lại không phải là một công chức nhà nước và hoạt động theo nguyên tắc tự cân đối tài chính. Phạm vi hoạt động của Thừa phát lại được giới hạn trong việc thực hiện các công việc sau: tống đạt các văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan Thi hành án dân sự; lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Việc quy định phạm vi công việc của Thừa phát lại như trên sẽ góp phần khắc phục được một số tồn tại hiện nay trong hoạt động tư pháp nói chung và thi hành án dân sự nói riêng; không chỉ thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự mà còn hỗ trợ đắc lực cho hoạt động tố tụng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tranh tụng tại Tòa án.
Tác giả: Nguyễn Hữu Long
0 Nhận xét