Thừa phát lại 24h- Phát biểu khai mạc, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình điểm qua diễn biễn vụ án và lý do mở phiên tòa giám đốc thẩm trên cơ sở Quyết định kháng nghị số 15/ QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng VKSNDTC đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/4/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM. Phiên giám đốc thẩm xem xét các nội dung mà kháng nghị đã nêu và có thể xem xét các tài liệu, chứng cứ, tài liệu mới nếu có, với tinh thần công tâm, cẩn trọng, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, không được phép làm oan người vô tội cũng như không được bỏ lọt tội phạm.
Phát biểu khai mạc, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình điểm qua diễn biễn vụ án và lý do mở phiên tòa giám đốc thẩm trên cơ sở Quyết định kháng nghị số 15/ QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng VKSNDTC đối với Bản án hình sự phúc thẩm số 281/2009/HSPT ngày 28/4/2009 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP HCM.
Phiên giám đốc thẩm xem xét các nội dung mà kháng nghị đã nêu và có thể xem xét các tài liệu, chứng cứ, tài liệu mới nếu có, với tinh thần công tâm, cẩn trọng, khách quan, toàn diện và đúng pháp luật, không được phép làm oan người vô tội cũng như không được bỏ lọt tội phạm.
Hội đồng Thẩm phán TANDTC có mặt đầy đủ 17 thành viên |
Phiên tòa dự kiến kéo dài trong ba ngày, nếu có những vấn đề chưa giải quyết hết thì có thể kéo dài hơn dự kiến.
Tại phiên tòa này, Hội đồng Thẩm phán đã mời các cơ quan tiến hành tố tụng Long An, VKSNDCC, TANDCC TP HCM, đại diện các cơ quan đã quan tâm, giám sát vụ án này. Trong đó có ba Điều tra viên Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An trực tiếp điều tra vụ án, Giám đốc Công an tỉnh Long An và Thủ trưởng CQĐT; Phó Viện trưởng VKSND tỉnh Long An và Kiểm sát viên; Chánh án TAND tỉnh Long An và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sơ thẩm; Viện trưởng VKSNDCC tại TPHCM và Kiểm sát viên; Phó Chánh án TANDCC tại TP HCM và Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp Quốc hội có mặt theo ủy quyền của bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội.
Luật sư Trần Hồng Phong có mặt tại phiên giám đốc thẩm.
Các ý kiến ban đầu về Quyết định kháng nghị
Sau khi Thư ký báo cáo về những người tham dự phiên tòa, Thẩm phán Bùi Ngọc Hòa đã trình bày tờ trình về vụ án.
Tiếp đó đại diện VKSNDTC trình bày toàn văn Quyết định kháng nghị số 15/ QĐ-VKSNDTC-V7 ngày 22/11/2019 của Viện trưởng VKSNDTC.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình đặt câu hỏi với các cơ quan tiến hành tố tụng về Quyết định kháng nghị thì đại diện các cơ quan tiến hành tố tụng Long An vẫn giữ nguyên quan điểm như đã truy tố, xét xử và cho rằng Hồ Duy Hải là người gây ra cái chết của hai nạn nhân ở Bưu điện Cầu Voi.
Ở cấp phúc thẩm thì đại diện TANDCC tại TP HCM cho rằng bản án phúc thẩm đã xét xử đúng người đúng tội. Đại diện VKSNDCC tại TP HCM thì cho rằng Quyết định kháng nghị có căn cứ.
Một cán bộ VKSNDTC tổ trưởng tổ thẩm định gồm 7 thành viên của các cơ quan tư pháp thẩm định vụ án theo yêu cầu của Chủ tịch nước năm 2015, vẫn bảo lưu quan điểm như đã báo cáo trước đây, là việc kết án Hồ Duy Hải với mức án tử hình về tội giết người và cướp tài sản là có căn cứ.
Khi được hỏi về chứng cứ mới, Luật sư Trần Hồng Phong đã cung cấp lời khai của nhân chứng Đinh Vũ Thường, khẳng định không nhận rõ người ngồi trong Bưu điện Cầu Voi hôm đó và không được mời tham dự phiên tòa. Tuy nhiên, chứng cứ này không mới vì đã được nêu trong Quyết định kháng nghị. Hơn nữa, Hội đồng nhận thấy, ông Phong không phải là người tham gia vụ án từ đầu nên sau khi phát biểu, Luật sư Phong không tiếp tục tham dự phiên tòa.
Chủ tọa đặt câu hỏi với đại diện VKSNDTC là có tài liệu gì về mớm cung, bức cung, nhục hình với Hồ Duy Hải trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử hay không? Đại diện VKSNDTC cho biết là không có tài liệu, chứng cứ thể hiện có bức cung, nhục hình với Hồ Duy Hải.
Thủ phạm sát hại nạn nhân Hồng bằng cách nào?
Quyết định kháng nghị của Viện trưởng VKSNDTC có nhiều nội dung, Hội đồng sẽ giải quyết từng nội dung cụ thể.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã hỏi những người liên quan về nội dung thứ nhất mà kháng nghị nêu, đó là mâu thuẫn về hành vi tấn công nạn nhân, các lời khai ban đầu Hải khai “lấy dao ở kệ gần cửa chạy theo Hồng, dùng tay phải nắm đầu Hồng đập mạnh vào lavabo khoảng 3 cái, dùng dao cắt cổ” (BL82); có lời khai “sau khi đập đầu Hồng vào lavabo, Hải đi vào nhà lấy con dao ở bàn quay lại nhà tắm, cắt cổ chị Hồng” (BL86) sau lại có lời khai “Hải đuổi theo xô chị Hồng ngã ngửa dưới nền gầm cầu thang, dùng tay phải đánh vào mặt Hồng nhiều cái, lấy cái thớt cầm hai tay đập lên vùng đầu, mặt của Hồng hai cái, lấy con dao cắt cổ Hồng hai cái” (BL100,116).
Trả lời câu hỏi về những mâu thuẫn này, Điều tra viên cho rằng ban đầu Hải sợ mức án nặng nên khai không đúng, đến bản khai ngày 7/7/2008 có mặt Kiểm sát viên, Luật sư thì Hải đã khai lại là dùng thớt đập vào đầu nạn nhân.
Hội đồng đã hỏi ý kiến các bên liên quan, và đại diện VKSNDTC, làm rõ bản ảnh chụp lavabo có màu hồng, là máu hay hóa chất? Có giám định vết máu trên thớt hay không? Tóc có trong lavabo của ai? Điều tra viên thừa nhận là có thiếu sót nhưng màu hồng trên lavabo là hóa chất nhằm xác định vân tay. Tại phiên giám đốc thẩm, Điều tra viên cung cấp bản ảnh trước khi dùng hóa chất cho thấy lavabo màu trắng, không có vết máu.
Kết thúc buổi sáng, Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình kết luận: Như vậy, Đại diện VKSNDTC và các cơ quan tố tụng đã thống nhất là Hồ Duy Hải thừa nhận có đập đầu và cắt cổ chị Hồng. Vấn đề không thống nhất là cơ quan tiến hành tố tụng Long An cho rằng Hải đập đầu chị Hồng bằng thớt, loại trừ đập đầu vào lavabo như lời khai trước đó, trong khi đó đại VKSNDTC không loại trừ việc thủ phạm đập đầu nạn nhân vào lavabo.
Phiên tòa sẽ tiếp tục làm rõ các nội dung khác trong các buổi xét xử tiếp theo.
Nguồn: Tạp chí Tòa án
0 Nhận xét